Startup là gì? 5 điều mà 99% Startup trẻ dễ mắc phải

van-phong-tron-goi-la-gi?

Startup là gì? là hình thức kinh doanh nhằm tung ra thị trường sản phẩm hoặc dịch vụ mới có tính khả thi, được coi giai đoạn đầu của một công ty khởi nghiệp.

Startup là gì? Những sai lầm mà nhà khởi nghiệp trẻ nào cũng có nguy cơ rơi vào

Startup là gì? Những câu chuyện của người trẻ xoay quanh cụm từ “startup” chưa bao giờ lại nhiều cảm xúc đến thế.

Bởi con đường trở thành một nhà Startup thành công được ví như đi trên lớp băng mỏng và rất dễ nứt vỡ bất cứ khi nào. Vậy làm thế nào để lướt đi dễ dàng trên con đường ấy mà không hề vấp váp?

Cùng xem bài viết để hiểu thêm startup là gì? Nắm lòng những lỗi đáng tiếng mắc phải của các nhà startup đi trước. Từ đó tự tin bước đi trên chặng đường khởi nghiệp chẳng mấy bình yên, trong thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt như hiện nay?

Khái quát Startup là gì?

startup là gì?
startup là gì?

Startup là gì?

Startup hay còn được giới kinh doanh gọi với cái tên ‘khởi nghiệp sáng tạo‘, là hình thức kinh doanh nhằm tung ra thị trường sản phẩm hoặc dịch vụ mới có tính khả thi.

Đây cũng là giai đoạn đầu của việc phát triển kinh doanh của một công ty khởi nghiệp. Nguồn vốn để bắt đầu khởi nghiệp và duy trì hoạt động kinh doanh thường do người sáng lập đầu tư. 

Bên cạnh đó, trong giai đoạn đầu vấn đề tài chính là một điều vô cùng quan trọng trong việc hoạt động và phát triển kinh doanh thành công.

Nhiều nhà khởi nghiệp sẽ đi gọi vốn để có nguồn vốn ổn định hơn từ gia đình, bạn bè hay các nhà đầu tư.

Ví dụ thông qua các chương trình như “Thương vụ bạc tỷ (Shark Tank), đây được coi sân chơi vàng cho các startup tiềm năng. Nơi các nhà khởi nghiệp trẻ có thể gọi vốn lên đến triệu đô từ các nhà đầu tư có tiếng. 

Mục tiêu của startup là gì?

Bán mình có phải là mục tiêu của người trẻ khởi nghiệp? Không lấy làm lạ khi nhiều người đặt ra câu hỏi này. Thực tế, sau khi thành công đã rất nhiều công ty bán mình cho những doanh nghiệp lớn hơn hay những nhà đầu tư khác.

Nhưng không phải hầu hết các nhà startup đều có mục tiêu đó, bởi nhiều doanh nghiệp trẻ muốn được “tốt nghiệp” startup.  Nói một cách thú vị, mục đích của “Startup”, đó là không còn là Startup nữa. Nghĩa là Startup đó phải đạt đến một tình trạng khác, trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh trên thị trường.

Tóm tắt giai đoạn “ươm mầm cho tới ngày hái quả” của các nhà startup

Các giai đoạn trải qua của một công ty startup là gì? Hầu hết mỗi người trẻ khởi nghiệp đều phải trải qua 4 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Ươm mầm ý tưởng

Một doanh nghiệp startup trước khi khởi nghiệp sẽ phải nảy sinh ý tưởng để biến ý tưởng này thành hiện thực. Bất kỳ ngành nghề, công việc nào đều có thể đem đến một ý tưởng có tương lai miễn là khách hàng có nhu cầu, tính khả thi, có thể triển khai và có người quan tâm.

Đây là giai đoạn hết sức quan trọng, định hướng phát triển startup và quyết định một nửa năng lực thành hay bại của con đường khởi nghiệp.

Giai đoạn 2: Thử thách 

Đúng như tên gọi, sau khi kết thúc giai đoạn 1, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với hàng loạt thử thách,gian nan với rất nhiều yếu tố khách quan, chủ quan tác động.

Đây cũng là giai đoạn mà hầu hết các nhà startup ở Việt Nam đều thất bại. Doanh nghiệp Startup thường tan rã hoặc thay đổi mô hình, mục tiêu và phương hướng kinh doanh lên đến hơn 80% trong giai đoạn này.

Giai đoạn 3: Hòa nhập 

Đây được xem là giai đoạn “sau giông tố” của các doanh nghiệp Startup. Sau khi thử thách,những con người phù hợp nhất đã được giữ lại.

Theo đó, các công ty khởi nghiệp sẽ dần bắt đầu ổn định, phục hồi hơn với mô hình kinh doanh của mình. Nhuệ khí trong giai đoạn này cũng dần được cải thiện, bắt đầu có doanh số và đạt được mục tiêu ngắn hạn.

Giai đoạn 4: Phát triển 

Một khi các công ty startup thực hiện nó đến giai đoạn này, chứng minh mọi thứ đã đi vào khuôn khổ và đạt được sự hiệu quả, ổn định cao.

Đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp trong thời điểm này đã đủ kiến thức, kinh nghiệm và tâm lý. Cùng với đó là đề ra các kế hoạch mục tiêu trong dài hạn và bắt đầu thực hiện theo đúng dự kiến với tốc độ phát triển nhanh chóng giúp doanh nghiệp “chạy” nhanh hơn.

Lỗi mắc phải đáng tiếc của startup là gì?

Startup đâm đầu theo những gì phổ biến, thay vì tập trung vào cái mà họ giỏi

“Xu hướng” luôn là một miếng mồi ngon mà nhiều nhà khởi nghiệp trẻ lầm tưởng dễ dàng chinh phục nó. Thực tế không phải vậy:

  • Bạn lấy gì để đảm bảo xu hướng bạn đang theo đuổi đủ lâu dài để bạn khởi nghiệp kinh doanh thành công và kiếm lời? 
  • Là một doanh nghiệp trong giai đoạn thử nghiệm, bạn có sức cạnh tranh đường dài với nhiều doanh nghiệp lớn cũng có tham vọng xâm nhập xu hướng ấy?
  • Bạn có thật sự đam mê, hiểu biết về sản phẩm hay dịch vụ đang nổi?
Startup thông minh
Startup thông minh

Một người khởi nghiệp kinh doanh thông minh, bạn phải hiểu rõ là bạn có điểm gì nổi bật hơn người khác và thị trường đang cần gì. Đừng chỉ chăm chăm vào vấn đề mọi người thích gì và chạy theo xu hướng mới nổi nhất.

Cách thành công của một startup là gì? là phải hiểu bản thân và biết tận dụng lợi thế bản thân có để trở thành làn sóng dẫn đầu xu hướng.

Mất kiểm soát dòng tiền

Ngay cả với doanh nghiệp đã có nguồn vốn ổn định, việc kiểm soát dòng tiền là khó khăn. Để không thất bại các nhà startup không nên lệ thuộc vào nguồn vốn ban đầu. Thường chi phí sẽ bị đội lên gấp bội lần so với cái bản nháp 1 trang “kế hoạch kinh doanh” của bạn đề ra. Đừng trông chờ là làm 3 đến 5 tháng có doanh thu sẽ bù để làm tiếp.

Hãy có quyết định tài chính thông minh ngay từ bước đi ban đầu. Thay vì bỏ ra một số tiền lớn để thuê mặt bằng, thuê văn phòng cố định tại các chung cư – cao ốc và sau đó phải ôm gánh nặng chi phí văn phòng hàng tháng. Nhiều nhà khởi nghiệp thành công đã có lối đi rất thông minh.

Họ lựa chọn các dịch vụ thuê văn phòng tiết kiệm, như dịch vụ văn phòng ảo. Một loại hình cực kì ưa chuộng của giới startup, tiết kiệm đến hơn 70% chi phí so với văn phòng truyền thống.

Không những cung cấp một địa chỉ kinh doanh uy tín tại vị trí “vàng” trung tâm thành phố, startup còn sở hữu đủ tiện nghi với không gian văn phòng hiện đại, phòng tiếp khách và phòng họp sang trọng.

Bên cạnh đó, dịch vụ này còn hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp các về thủ tục pháp lý, thành lập doanh nghiệp hoàn toàn miễn phí. 

Việc tận dụng tối đa những điểm hời của các dịch vụ này có thể giúp doanh nghiệp điều chỉnh được một khoản chi phí rất lớn hằng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Để từ đó thiết lập một mạng lưới an toàn để bạn có thể tiếp tục hoạt động mạnh trong 1 – 2 năm tới.

Ảnh hưởng bởi áp lực thời gian 

Các nhà đầu tư và đối tác đều muốn biết tiến trình sản xuất sản phẩm,  bởi chẳng ai lại không muốn biết số tiền mình đầu tư đã sắp sinh lời hay chưa hay có gặp rủi ro gì. Đây có thể coi một sức ép, khiến người đứng đầu quá chú tâm vào mục đích nào đó mà dễ dàng xảy ra hấp tấp, nóng vội trong quyết định.

Áp lực thời gian của startup
Áp lực thời gian của startup

Bình tĩnh hoàn thành mục tiêu đã đề ra, kiên nhẫn chờ đợi thời gian “chín muồi” để có quyết định tỉnh táo nhất. Hơn nữa, sắp xếp thời gian sao cho hợp lý nhất và có thể tham khảo, xin ý kiến, kinh nghiệm khởi nghiệp của những người đi trước.

Bất đồng giữa các thành viên startup

Khi mới khởi nghiệp, sẽ không có một đội ngũ hoàn hảo để hỗ trợ công việc. Thay vào đó sẽ là một nhóm nhỏ, gắn kết cùng nhau góp vốn đưa công việc đi lên.

 Việc hợp tác kinh doanh này cũng tiềm ẩn các rủi ro rất lớn, do thói quen dễ dãi khi bắt đầu doanh nghiệp, khi góp vốn hợp tác, coi việc thỏa thuận từ trước chỉ là hình thức. Dẫn đến tranh chấp về quyền lực, quyết định và phân chia công việc,tranh chấp về vốn góp hay tệ nhất là một thành viên “bỏ cuộc chơi”dẫn đến tan rã công ty.

Bất đồng thành viên startup
Bất đồng thành viên startup

Đừng để những đáng tiếc không hay xảy ra, người sáng lập nên xây dựng một hợp đồng phân định rõ các vấn đề chủ yếu sau:

  • Những cam kết góp vốn hợp tác như loại tài sản, thời gian góp,…
  • Rành mạch trong phân chia quyền điều hành, quản lý;
  • Làm rõ công việc và trách nhiệm thực hiện của mỗi thành viên;
  • Có điều khoản khi có thành viên sáng lập rời đi, muốn chuyển nhượng cho người khác hay bị loại;
  • Mục tiêu và tầm nhìn của doanh nghiệp hoặc dự án.

Không tuân thủ các điều kiện kinh doanh bắt buộc

Bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh thì cụm từ “Kinh doanh trái phép” chắc hẳn là cơn ác mộng cho hầu hết nhà startup tại Việt Nam, bởi hệ thống pháp luật dày đặc những điều về các điều kiện kinh doanh.

Việc vi phạm các quy định về điều kiện kinh rất dễ sẽ phải đối mặt với nhiều rắc rối, và lẽ tất nhiên,không nhiều thì ít, chính điều này sẽ trở thành những rào cản gây khó dễ trong việc bạn thực hiện kế hoạch của mình.

Nhiều chủ sở hữu đã bị phạt tiền hàng chục triệu đồng và tước quyền kinh doanh,…

Ví dụ: Không có giấy phép đăng ký kinh doanh theo quy định mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. 

Công ty khởi nghiệp từ phút đầu cần tìm hiểu cẩn thận và tuân thủ các điều kiện kinh doanh bắt buộc như:

  • Tư cách pháp lý khi tiến hành kinh doanh, ví dụ: giấy phép kinh doanh, hộ kinh doanh,…;
  • Điều kiện kinh doanh cho từng ngành nghề cụ thể (về quy mô, về vốn, về các giấy phép con,…;
  • Hiểu rõ phạm vi kinh doanh đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp (chỉ được kinh doanh tại khu vực nào, bán cho đối tượng nào,….)

Hi vọng với những thông tin chia sẻ ở trên, các bạn sẽ hiểu hơn khái quát startup là gì?

Đúc kết cho mình những sai lầm để có một cẩm nang kinh nghiệm khởi nghiệp thành công cho riêng mình. Bạn hoàn toàn có khả năng tự nắm trong tay sự thành bại cho kế hoạch trở thành nhà startup thành công.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *