10 Nguyên tắc về cách ứng xử trong giao tiếp văn phòng hiệu quả nhất

10 Nguyên tắc về cách ứng xử trong giao tiếp văn phòng

Nắm lòng 10 nguyên tắc về cách ứng xử trong giao tiếp văn phòng bạn sẽ tránh rơi vào trạng thái “xấu hổ” khi mắc phải lỗi ứng xử trong giao tiếp, ghi điểm tuyệt đối trong mắt đồng nghiệp.

Table of Contents

Mách nhỏ 10 Nguyên tắc về cách ứng xử trong giao tiếp văn phòng

Trong chốn công sở, bạn có năng lực chuyên môn, học sâu hiểu rộng là chưa đủ? Đúng vậy, bởi cơ hội phát triển năng lực phát triển bản thân và có mối quan hệ tốt đẹp hay không còn phụ thuộc vào 80% kỹ năng giao tiếp văn phòng của bạn.

Nếu bạn mong muốn cải thiện tốt về giao tiếp thông minh trong môi trường làm việc, thì đừng vội bỏ lỡ 10 Nguyên tắc về cách ứng xử trong giao tiếp văn phòng dưới đây

Có nhất thiết phải biết về 10 Nguyên tắc về cách ứng xử trong giao tiếp văn phòng ?

Trên thực tế, có nhiều kỹ năng giao tiếp bạn không hề biết hay vô tư không để ý tới. Chính sự không biết này vô tình làm cho bạn mắc lỗi nghiêm trọng và để lại điểm xấu trong mắt đồng nghiệp, cấp trên.

Việc tìm hiểu và tích lũy nên một “cẩm nang gối đầu” về kỹ năng giao tiếp là điều cực kỳ cùng cần thiết, sẽ giúp bạn như:

  • Cầu nối gắn kết, xây dựng các mối quan hệ trong công việc với đồng nghiệp và cấp trên.
  • Dễ dàng đạt được nhiều thành công trên con đường sự nghiệp như mong đợi.
  • Nâng cao giá trị bản thân cũng như ấn tượng với những người mà bạn có cơ hội gặp gỡ.
  • Giúp bạn biết cách lắng nghe, thấu hiểu cảm xúc của mọi người xung quanh.

Hãy xem trong 10 nguyên tắc về các ứng xử trong giao tiếp văn phòng bạn đã có cho mình những nguyên tắc nào rồi nhé.

Xem thêm bài viết: Cách kiếm thêm thu nhập cho dân công sở

Cách ứng xử giao tiếp trong văn phòng

Đừng bỏ lỡ 10 nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp nếu bạn muốn thành công

10 Nguyên tắc về cách ứng xử trong giao tiếp văn phòngXây dựng niềm tin và sự tôn trọng với các đồng nghiệp

Đây chính là nguyên tắc cốt lõi đầu tiên bạn cần nắm khi giao tiếp tại công sở. Trước hết, khi chúng ta tôn trọng người khác, thì chúng ta sẽ được người khác tôn trọng lại.

Đã gọi nhau là đồng nghiệp và cùng nhau làm việc trong một môi trường văn phòng, một tổ chức, thì dù bạn là lãnh đạo cấp cao, sếp, trưởng phòng hay chỉ là một nhân viên nhỏ luôn cần sự tôn trọng.

Bởi chính sự tôn trọng trong giao tiếp giúp xóa bỏ khoảng cách, kéo đồng nghiệp gần nhau hơn. Hơn nữa, việc học cách tôn trọng sự khác biệt trong văn hóa, tôn giáo và cách làm việc là cần thiết.

Chỉ như thế chúng ta sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn và có được đồng nghiệp chân thành.

10 Nguyên tắc về cách ứng xử trong giao tiếp văn phòngĐừng tự biến mình thành “ bà tám” nơi công sở.

Không ai cấm nhân viên giao tiếp, hòa nhập với môi trường đồng nghiệp mới. Những lúc mệt mỏi, căng thẳng trong công việc thì nói chuyện một vài phút với đồng nghiệp sẽ là liều thuốc giảm căng thẳng hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng nó để trở thành các “ Anh tám” “ Chị tám”, một hai câu hỏi thăm kéo dài câu chuyện phiếm đến cả nửa tiếng, một tiếng.

Điều này vô tình sẽ khiến bạn trở thành “ loa phường công sở” từ lúc nào mà bạn không hề nhận ra.

Hơn thế nữa, nhiều nhân viên nói chuyện bàn tán sau đó lập thành nhóm riêng lẻ.

Đây là điều mà không một lãnh đạo nào muốn nó tồn tại, nếu chỉ đơn giản là việc những người có cùng sở thích, cùng hoàn cảnh cùng chơi chung với nhau thì không có gì đáng ngại.

Nhưng nếu bạn lập nhóm để nói xấu, xoi mói chuyện riêng tư, để cô lập người này người kia, đặc biệt là nói xấu sếp thì vô cùng nguy hiểm.

Điều bạn cần tránh ngay lập tức. Bạn nên đối xử và quan tâm mọi người như một cách chân thành với nhau.

Hãy mạnh dạn từ chối khi sắp có nguy cơ bị cuốn vào những câu chuyện ngoài lề, xác định nhiệm vụ chính của chúng ta là đến đây để làm việc.

10 Nguyên tắc về cách ứng xử trong giao tiếp văn phòngKiểm soát âm lượng khi nói chuyện

Một trong 10 nguyên tắc về cách ứng xử trong giao tiếp văn phòng mà hầu như ai cũng dễ mắc phải.

Bạn có hay gặp trường hợp như này: Trong một phòng làm việc không đông người, ai cũng đề chăm chú làm việc và khá yên tĩnh. Bạn đang say sưa, ngồi nghiêm túc suy nghĩ và tập trung vô ý tưởng của mình. Bỗng có một bạn đồng nghiệp phòng khác sang gặp một bạn đồng nghiệp khác phòng bạn.

Từ đó, bầu không khí yên tĩnh bỗng bị phá vỡ vì những cuộc trò chuyện khá to, cười đùa tự nhiên và thoải mái. Có vẻ như họ không nhận ra sự có mặt của mọi người xung quanh. Những ý tưởng đang liên mạch trong đầu bạn bị phá vỡ, bạn cũng mất tập trung đi rất nhiều.

Hay bạn đã từng thấy đồng nghiệp của mình nói chuyện điện thoại, tâm sự với người thân với âm lượng rất lớn. Bạn luôn phải nghe những điều mà bạn không quan tâm, làm chi phối công việc của bản thân.

Vì vậy, hãy điều chỉnh giọng nói của mình ở mức phù hợp nhất, tạo “cái duyên” kỹ năng giao tiếp nơi công sở.

Kỹ năng ứng xử với đồng nghiệp giúp bạn cảm thấy thoải mái khi đến công ty

10 Nguyên tắc về cách ứng xử trong giao tiếp văn phòngKhông tự biến mình thành người khoe khoang

Bất kỳ ai cũng ghét người tự cao tự đại. Thật tốt nếu bạn là người tài giỏi, có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc, trong cuộc sống thuận lợi hay gia đình hạnh phúc.

Nhưng phải nhớ rằng không phải ai cũng được như bạn và hãy chia sẻ với những đồng nghiệp của bạn một cách chân thành thì tốt hơn.

Chính vì vậy, hãy đừng khoe khoang quá nhiều với bạn cùng phòng làm việc, nhất là những người không được may mắn như bạn, bạn sẽ làm tổn thương họ.

Nếu bạn muốn đồng nghiệp chia sẻ với mình hãy chọn những cách thông minh hơn để không gây ra hiểu lầm khi giao tiếp, nghĩ bạn đang khoe khoang, bạn đang cố gắng chơi trội hay gây tổn thương cho người nghe.

10 Nguyên tắc về cách ứng xử trong giao tiếp văn phòngDành những lời khen nhưng khác với xu nịnh

Bạn đã bao giờ nghĩ một đường nói một nẻo chưa? Bạn đã thấy rất nhiều đồng nghiệp của mình khen người khác một cách thái quá chưa? Tôi chắc là có. Bạn có thể tích cực dành lời khen, động viên cho đồng nghiệp hay kể cả cấp trên.

Điều này làm môi trường làm việc trở nên vui vẻ hơn nhưng nên nhớ đừng thái quá. Hãy khen đúng người, đúng thời điểm, đúng việc.

Kỹ năng giao tiếp thông minh ở nơi văn phòng, nên khen về chuyên môn, khả năng làm việc và tính cách hơn là khen về vẻ bề ngoài hay lối ăn mặc của một ai đó.

Những lời khen của bạn về bề ngoài rất hời hợt và nếu lạm dụng quá mức rất dễ bị đánh giá là đang xu nịnh họ.

10 Nguyên tắc về cách ứng xử trong giao tiếp văn phòngHãy biết nói “không”

Trong 10 nguyên tắc về ứng xử trong giao tiếp văn phòng, đây được coi là điều khó thực hiện nhất đối với mọi người. Sẽ không có gì sai khi bạn cởi mở giúp đỡ đồng nghiệp, nhưng là sai lầm khi bạn khiến mình rơi vào tình trạng “quá tải”, làm giảm hiệu quả trong công việc chính mình.

Nhiều công việc không đúng chuyên môn của bạn, nhiều công việc nhỏ đồng nghiệp của bạn vẫn có thể xử lý được, nhiều công việc không đem lợi ích cho bạn và công ty, vậy hãy biết nói “không” trong những lúc này.

Bạn cũng nên từ chối khéo léo và tế nhị nhất nhưng phải thật dứt khoát. Đừng để mình trở thành người dễ dàng bị “thao túng” làm các công việc của  người khác, trong khi bản thân người nhờ không tự sắp xếp thời gian để làm.Thay vào đó bạn có thể giúp đỡ, và đưa ra góp ý cho việc đó.

10 Nguyên tắc về cách ứng xử trong giao tiếp văn phòngHạn chế cái tôi và lắng nghe để thấu hiểu

Hàng ngày dù muốn hay không chúng ta đều phải giao tiếp với đồng nghiệp khác.

Nhưng rất nhiều người vô cùng chủ quan khi giao tiếp, cụ thể là quá đặt nặng cái tôi khi cuộc nói chuyện không suôn sẻ. Trong môi trường làm việc ai cũng muốn thể hiện mình để không thua kém ai.

Để là một người có kỹ năng giao tiếp thông minh hãy biết lắng nghe. Kẻ nói phải có người nghe thì hai bên mới tăng được sự tương tác, trao đổi và nắm bắt thông điệp của người đối diện nhanh chóng.

Vậy, đặt mình vào vị trí của đồng nghiệp khác để hiểu được suy nghĩ từ họ. Kiềm chế được sự bốc đồng, cười cợt, nói ra những lời không hay đề “cái tôi” của bản thân lên quá cao.

Ứng xử thông minh giúp môi trường làm việc thoải mái

10 Nguyên tắc về cách ứng xử trong giao tiếp văn phòngDành quan tâm đến cấp dưới của bạn

Hãy thử ngẫm lại thời còn là nhân viên chân ướt chân ráo vào công ty. Sẽ cảm thấy thế nào nếu không nhận được sự quan tâm và xem trọng bởi các anh chị đồng nghiệp đi trước? Chắc hẳn bạn sẽ rất hụt hẫng và tủi thân đúng không?

Là những người đi trước đã có kinh nghiệm, có khó gì khi bạn để ý đến cư xử giao tiếp,  tạo ra môi trường tích cực, vui vẻ hơn để các bạn trẻ tự tin phát triển.

Mặt khác, khác với thế trước, đa số các bạn trẻ Gen Z bây giờ tự tin, giỏi, dám nghĩ, dám làm trong công việc và cuộc sống. Bạn sẽ có một trợ thủ đắc lực  nếu biết cách tạo dựng mối quan hệ với họ.

Tuy nhiên, nên nhớ luôn có những quy định rõ ràng giữa việc nên và không nên trong công việc, nguyên tắc ứng xử để rèn luyện cho cấp dưới tính kỷ cương của doanh nghiệp nhé.

10 Nguyên tắc về cách ứng xử trong giao tiếp văn phòngHạn chế nhờ từ những việc nhỏ nhặt nhất

Trong văn phòng của bạn có những người hay nhờ vả? Hay sai vặt?Và bạn có thấy phiền khi luôn bị đồng nghiệp nhờ giúp liên tục? Nếu như bên trên trong việc giao tiếp ứng xử nơi công sở đã nhắc đến bạn việc biết nói “không”, thì một phần bạn đã hiểu được cảm giác của người bị sai làm việc hộ.

Đôi khi môi trường làm việc vẫn sẽ cần nhờ vả hay những lúc quá bận cất sự giúp đỡ. Đó là chính đáng nhưng đừng lạm dụng lòng tốt của người khác, từ đó bạn đang làm mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp giảm dần, giảm dần rồi từ đó sẽ xấu đi.

Vì vậy dù bạn không nghe lời từ chối từ đồng nghiệp thì cũng hãy tự làm tất cả những việc làm mình có thể, hạn chế nhất việc phiền đến mọi người.

10 Nguyên tắc về cách ứng xử trong giao tiếp văn phòngĐặt lịch hẹn gặp mặt

Những đồng nghiệp ngồi gần bạn, xung quanh bạn nhưng chưa chắc họ luôn sẵn sàng nói chuyện cùng bạn. Trong môi trường của công việc, chắc hẳn chẳng có ai rảnh rỗi cả ngày để chờ nói chuyện hay ngồi thảo luận công việc bất kỳ khi nào.

Vì vậy, trước khi muốn trao đổi chuyện gì đó có thể mất nhiều thời gian, hãy hỏi ý kiến họ trước để có thể sắp xếp công việc hợp lý.

Dù không phải ai cũng quá bận rộn và không thể dành vài phút ra nói chuyện  nhưng cách hẹn này sẽ khiến bạn được đánh giá cao hơn. Chính bản thân người được hẹn cũng thấy thời gian của họ được coi trọng, tạo nên sự thoải mái.

Đặc biệt nếu bạn là cấp trên thì càng cần tuân theo nguyên tắc này. Nguyên tắc giao tiếp đặt lịch hẹn gặp mặt hay nói chuyện trước thể hiện tính dân chủ của người lãnh đạo. Khi đó, bạn sẽ giành được sự tôn trọng từ những nhân viên của mình.

Những kỹ năng giao tiếp cơ bản trong bài viết trên không hề khó để học và thực hiện. 

Nắm lòng được 10 nguyên tắc về cách ứng xử trong giao tiếp văn phòng là bạn đã tự mở lối thành công cho mình rồi đó.

Đừng biến mình trở thành những cỗ máy vô tâm và nhàm chán hãy dành thời gian để tìm hiểu và nâng cấp bản thân.

Chúc các bạn sớm thành một người có kỹ năng giao tiếp khéo léo!

Xem thêm bài viết: Bệnh dân văn phòng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *