3 BỆNH DÂN VĂN PHÒNG – AI CŨNG GẶP NHƯNG CHƯA BIẾT SỢ

bệnh dân văn phòng

Bệnh dân văn phòng không thể đếm hết, vì chúng nhiều và thường gặp đến mức bị lơ là. Đừng như thế! Bài viết này sẽ chỉ bạn cách giữ sức khỏe để chạy deadline.

Bệnh dân văn phòng đến ngay từ những thói quen của bạn

Nhiều năm trước, tôi từng nghĩ nếu phải viết gì đó về chủ đề bệnh của dân văn phòng thì hẳn phải là “Top 3 bệnh nghề nghiệp của dân văn phòng”, nghe cho thú vị, bởi làm việc trong môi trường “mưa không đến mặt, nắng chẳng đến đầu” thì mấy bệnh đâu mà lo.

Vậy mà chỉ sau vài năm trải nghiệm vị trí nhân viên văn phòng đúng nghĩa, bệnh dân văn phòng ở đây đã không còn là những khái niệm đọc ở đâu đó hay nghe kể lại nữa, mà là bản thân cũng đã trải qua một cách sống động.

Nếu bạn thắc mắc vì sao dân văn phòng được làm việc với “điều kiện tốt, việc nhẹ, lương cao” mà vẫn có bệnh, hoặc bạn cũng đang là một cô cậu với những năm đầu ngồi văn phòng và hừng hực tâm huyết với nghề, thì tôi sẽ chia sẻ bạn biết đôi chút. 

Bạn có biết những đặc điểm chung – hay nói đúng hơn là nguyên nhân của những vấn đề của dân văn phòng là gì chưa? Dân văn phòng có thể là những ai, và tại sao lại có những bệnh lý liên quan đến công việc của họ?

Bệnh dân văn phòng thường gặp
Bệnh dân văn phòng thường gặp

Các bệnh thường gặp của dân văn phòng là gì, và đặc biệt, cách phòng tránh ra sao?

Đúng vậy, mục đích của tôi khi chia sẻ bài viết này là hi vọng chúng ta có góc nhìn tích cực chứ không phải lo lắng, để thúc đẩy thay đổi được một số thói quen hoặc sở thích của dân văn phòng nói chung mà nó khá là thiếu lành mạnh, để khỏe khoắn hơn, và tận hưởng deadline một cách vui vẻ hơn.

Đặc điểm chung của dân văn phòng

Không có công ty hay ngành nghề nào mà không cần ít nhất một nhân viên ngồi bàn giấy, hay như chúng ta gọi là dân văn phòng. Do đó, tổ hợp những người này cực kỳ đông và thú vị thay, dù có có làm những công việc khác nhau, làm việc dưới các người sếp khác nhau, hay máy lạnh của phòng làm việc mạnh yếu không giống nhau… thì họ cũng sẽ có chung một số đặc điểm nhất định. Cụ thể:

  • Ngồi nhiều, thậm chí ngồi không rời chỗ trừ những trường hợp cần thiết;
  • Từ đó, dẫn đến đặc điểm chung thứ hai là ít vận động;
  • Và kéo theo thứ ba là không có cơ hội đi lại ngoài trời thường xuyên;
  • Làm việc trong điều kiện máy lạnh luôn mở;
  • Tiếp xúc với máy tính, điện thoại liên tục;
  • Có mối liên hệ mật thiết với các bộ phận khác trong công ty;
  • Chịu một số áp lực nhất định của công việc.

Nhân viên văn phòng là những ai?

Một số bộ phận có đặc tính dành hầu hết thời gian của mình ở văn phòng như: hành chính, chăm sóc khách hàng, kế toán, văn thư… chính là những nhân viên văn phòng. Bên cạnh đó, một số nhân viên của các phòng ban khác như marketing, thu mua, thư ký, I.T, nhân sự… sẽ tùy theo vị trí hoặc đầu việc được phân bổ mà cũng thuộc vào nhóm dân văn phòng.

Những công việc chính của nhóm này bao gồm:

  1. Thực hiện công tác lễ tân, đón tiếp khách hàng.
  2. Xử lý những thông tin hành chính.
  3. Sắp xếp và phân công công việc, nhiệm vụ và lịch làm việc của từng nhân viên.
  4. Cung cấp những thiết bị vật tư, văn phòng phẩm định kỳ.
  5. Tính toán tiền lương, thưởng, kinh phí thu chi của tổ chức.
  6. Lưu trữ và sắp xếp hồ sơ cùng nhiều nhiệm vụ khác.
  7. Các công việc có tính chuyên môn tại văn phòng khác.

Vì sao dân văn phòng có nguy cơ mắc một số bệnh đặc trưng?

Một số đặc tính khi làm việc tại văn phòng đã vô tình tác động tiêu cực đến người làm việc, ví dụ:

  • Phải tiếp xúc với máy tính;
  • Môi trường làm việc thiếu thông thoáng;
  • Không có động lực đi lại hay vận động thường xuyên;
  • Áp lực công việc lớn. 
Dân văn phòng thường xuyên làm việc với máy tính
Dân văn phòng thường xuyên làm việc với máy tính

Bên cạnh đó, phải thành thật nhận định rằng, nguyên nhân còn nằm ở bản thân. Điều này thể hiện qua: 

  • Lối sống tĩnh tại, có tính ì lớn và không muốn vận động; 
  • Tư thế làm việc không đúng;
  • Chưa biết cách sắp xếp để cân bằng giữa công việc và chăm sóc bản thân.

Chính vì vậy, nếu không sớm nhận ra và từng ngày để bản thân hoạt động theo thói quen thì rất nhanh thôi, bạn sẽ có những trải nghiệm không hay về sức khỏe.

Một số bệnh dân văn phòng thường gặp

Đau cột sống

Khi ngồi, cột sống chịu áp lực nhiều hơn 50% so với lúc đứng, càng ngồi lâu thì áp lực này sẽ không chỉ âm thầm diễn ra mà còn báo hiệu cho bạn biết bằng những cơn đau.

Đau lưng là bệnh dân văn phòng phố biến
Đau lưng là bệnh dân văn phòng phố biến

Sự chịu đựng của xương khớp qua nhiều năm tháng, cộng với đặc tính công việc cần ngồi làm việc thường xuyên, cùng với sự hạn chế tiếp xúc với ánh mặt trời và các yếu tố gây căng thẳng trong công việc – bốn yếu tố thay phiên nhau tác động lên bạn gây ra các vấn đề như sụn khớp bị chèn ép, căng cứng cơ, máu huyết kém lưu thông, giảm mật độ xương gây giòn xốp, từ đó dẫn đến các biến chứng biểu hiện ra bên ngoài:

  • Đau lưng: rất phổ biến, lâu dần sẽ dẫn đến vẹo cột sống, cơn đau dai dẳng hơn và lan rộng sang hông, tăng nguy cơ thoái hóa.
  • Đau cổ, vai, gáy
  • Đau xương cổ tay

Để ngừa các tổn thương liên quan đến cột sống, dân văn phòng cần tranh thủ thả lỏng cơ thể, dành vài phút để thực hiện các động tác duỗi cơ, xoay cổ, vặn hông… để giảm áp lực tập trung cho xương khớp.

Chủ động giữ ấm nếu ở phòng làm việc chung với nhiệt độ quá thấp cũng làm cho các khớp xương của bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, quan tâm đến việc thả lỏng cổ tay, massage và co duỗi để hạn chế các tình trạng tê mỏi khi viết hoặc đánh máy liên tục

Các vấn đề về mắt

Không thể phủ nhận giá trị và và sự tiện lợi của laptop và điện thoại mang lại cho chúng ta trong công việc và cả giải trí. Với việc tiếp xúc cường độ cao bởi yêu cầu công việc và, hoặc nhu cầu cá nhân, dân văn phòng thường bắt mắt của mình lao động ngoài sức chịu đựng của nó mà không biết.

Theo nghiên cứu của Viện sức khỏe và an toàn lao động quốc gia Mỹ, 75-90% người dùng máy tính gặp các vấn đề về mắt. Tỉ lệ này cho thấy bệnh về mắt phổ biến hơn bệnh xương khớp đã nhắc trước đó.

Một số biểu hiện của các vấn đề về mặt có thể kể đến như: khô mắt, mắt mờ, cận thị, mỏi mắt, đau mắt, chảy nước mắt… thậm chí dẫn đến đau đầu.

Phần lớn dân văn phòng gặp các bệnh về mắt
Phần lớn dân văn phòng gặp các bệnh về mắt

Kể cả đã gặp phải các triệu chứng trên hay chưa, để bảo vệ mắt khi tiếp xúc thường xuyên với màn hình máy tính, bạn nên thử áo dụng một số cách khắc phục sau:

  • Để máy tính cách xa tầm mắt với khoảng cách tối thiểu 70 cm;
  • Ánh sáng máy tính cần điều chỉnh để tương đồng với ánh sáng phòng làm việc. Bạn cần quan tâm để chỉnh lại ở những buổi khác nhau, thời tiết khác nhau, kể cả khi thay đổi vị trí đặt máy;
  • Sau mỗi 30 phút, bạn nên hướng mắt nhìn ra xa hoặc mới có cây xanh để mắt được thư giãn, đỡ khô và mỏi;
  • Khám bác sĩ nhãn khoa định kỳ, và nhờ bác sĩ kê cho một hoặc vài loại nước nhỏ mắt phù hợp với tình trạng và tính chất công việc.

Stress và trầm cảm

Bản thân stress và trầm cảm là một dạng bệnh lý liên quan đến rối loạn tâm trạng mà hầu như dân văn phòng đều gặp phải. Ở mức độ nhẹ, stress và trầm cảm biểu hiện ra hai triệu chứng phổ biến, cũng là những dấu hiệu thường gặp ở người làm việc văn phòng đang có áp lực nhất định trong công việc:

  • Tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc.
  • Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.

Dạng bệnh lý này là hệ quả của một quá trình căng thẳng kéo dài, và dần lại trở thành nguyên nhân của một số vấn đề khác như rối loạn giấc ngủ, đau dạ dày, tăng huyết áp, đau đầu…

Những yếu tố này một cách “hay ho” lại vừa là nguyên nhân, vừa trở thành hệ quả của nhau, dẫn đến một vòng lặp không có điểm dừng nếu bản thân không chủ động bình tĩnh lại và chậm rãi giải quyết vấn đề của mình.

Bổ sung dinh dưỡng giúp giảm thiểu bệnh dân văn phòng
Bổ sung dinh dưỡng giúp giảm thiểu bệnh dân văn phòng

Trong trường hợp này, bạn nên thử đồng thời hoặc riêng lẻ một số cách sau:

  • Bổ sung một số thực phẩm có khả năng cải thiện tâm trạng như: 
    • Cá: chứa Omega-3 tăng tính lưu thông của màng tế bào não, giúp tỉnh táo và phấn chấn hơn;
    • Chuối: hàm lượng cao vitamin B6, giúp tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh tốt như dopamine và serotonin;
    • Chocolate đen: chứa caffeine và flavonoid hỗ trợ điều chỉnh tâm trạng);
    • Yến mạch và các loại hạt.
  • Dành ít nhất 02 giờ mỗi tuần cho việc tập luyện, hoặc chia nhỏ 10-15p vận động tại văn phòng. Điều này sẽ giúp cơ thể sản sinh hormone endorphin, có tác dụng giảm đau và cải thiện tâm trạng;
  • Gián tiếp không bằng trực tiếp, đôi khi bạn cần mạnh dạn chia sẻ với cấp trên trực tiếp vấn đề bạn đang gặp phải để có những phương án và kế hoạch công việc phù hợp hơn.

Tham khảo thêm : 6 nhóm thức ăn tốt cần thiết cho dân công sở

Ngoài 03 vấn đề thường gặp trên, các bệnh dân văn phòng hay mắc phải còn có bệnh về tiêu hóa, viêm bao tử, tích mỡ hoặc các vấn đề về khuẩn và thời tiết như viêm xoang, cảm cúm…

Lời khuyên chung, bạn cần quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn, nhờ tư vấn và mua sẵn một số thuốc đối với các bệnh thường gặp ở nhà thuốc, làm mọi việc – bao gồm làm việc và ăn uống, nghỉ ngơi – nên điều độ, sắp xếp và vệ sinh kỹ lưỡng nơi làm việc hằng ngày.

Bên cạnh đó, dành thời gian để tập vài động tác thể dụng cơ bản, uống nước thật nhiều để không thiếu nước và chăm rời bàn làm việc để đi dạo một vòng văn phòng. Và bạn tin tôi đi, tôi đã viết giảm và tránh rất nhiều hệ quả rất tệ của các bệnh lý của dân văn phòng trên rồi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *