[Khởi nghiệp tinh gọn] Người trẻ 18-35 nên chọn khởi nghiệp hay làm thuê?

Khởi nghiệp là chủ đề rất quen thuộc của các bạn trẻ. Câu hỏi được đặt ra là “Nên khởi nghiệp hay đi làm thuê?”. Cùng WinPlace tìm đáp án và khám phá thêm một khái niệm mới về “khởi nghiệp tinh gọn” nhé!

Nên khởi nghiệp hay nên tiếp tục làm thuê?

Khởi nghiệp là gì?

Khởi nghiệp là quá trình bắt đầu một mô hình kinh doanh riêng, thường thì bạn sẽ thành lập một doanh nghiệp mà tại đó bạn là người quản lý, là người sáng lập hoặc đồng sáng lập. Việc cung cấp những sản phẩm mới, dịch vụ mới hay thậm chí kinh doanh những mặt hàng đã có mặt trên thị trường nhưng theo ý tưởng có riêng mình… đều được gọi là khởi nghiệp.

Hay có thể hiểu khởi nghiệp chính là quá trình hiện thực các ý tưởng bán hàng, gồm cả giai đoạn thành lập, vận hành, duy trì và phát triển doanh nghiệp. Khởi nghiệp mang lại rất nhiều giá trị cho bản thân cũng như nhiều lợi ích cho xã hội, cho người lao động.

Khởi nghiệp là gì?

Khởi nghiệp có phải là Startup hay không?

Khởi nghiệp và Startup là hai khái niệm khác nhau nhưng lại dễ bị nhầm lẫn là một. Để có ý tưởng khởi nghiệp thành công, bạn cần hiểu và phân biệt được hai khái niệm này.

Khởi nghiệp có phải là Startup hay không?

>>> Tìm hiểu thêm về “Startup là gì? 5 điều mà 99% Startup trẻ dễ mắc phải”

Như đã định nghĩa ở trên, khởi nghiệp là hành động bắt đầu thành lập một doanh nghiệp để kinh doanh, cung cấp những sản phẩm mới, dịch vụ mới hay thậm chí kinh doanh những mặt hàng đã có mặt trên thị trường nhưng theo ý tưởng có riêng mình.

Trong khi đó, “Startup” hầu hết đều được định nghĩa rằng “Startup là một danh từ chỉ một nhóm người hoặc một công ty cùng nhau làm một điều chưa chắn chắn thành công.” Theo Neil Blumenthal, Đồng Giám đốc điều hành của Warby Parky, được trích dẫn trên tạp chí Forbes: “Startup là một công ty hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề mà giải pháp (đối với vấn đề đó) chưa rõ ràng và sự thành công không được đảm bảo”.

Ví dụ như Uber, dịch vụ gọi xe công nghệ đầu tiên được ra đời để kết nối người gọi xe và tài xế một cách nhanh chóng để giải quyết nhu cầu di chuyển còn nhiều bất cập trước đó.

(Nguồn: Tạp chí diễn đàn doanh nghiệp)

“Khởi nghiệp” khác gì với “khởi nghiệp tinh gọn”?

“Khởi nghiệp” hay “Startup” có lẽ bạn đã được nghe qua nhiều. Còn khái niệm về “khởi nghiệp tinh gọn” có lẽ khá mới mẻ đối với mọi người. Vậy “khởi nghiệp tinh gọn” khác gì với “khởi nghiệp” truyền thống mà chúng ta hay biết đến?

Định nghĩa và mục đích của “khởi nghiệp tinh gọn”

Khái niệm “Khởi nghiệp Tinh gọn” được Doanh nhân – Tác giả Eric Ries viết trong cuốn sách The Lean Startup và cuốn sách đã liên tục nằm trong danh sách Best Seller của Amazon. “Khởi nghiệp Tinh gọn” là một công cụ giúp doanh nghiệp khởi nghiệp áp dụng một cách rất hiệu quả.

Khởi nghiệp tinh gọn
Khởi nghiệp tinh gọn

Khởi nghiệp tinh gọn (tiếng Anh: “Lean Startup”) là chiến lược kinh doanh định hướng cho các Startup cung cấp những sản phẩm, dịch vụ dựa trên nhu cầu đã xác thực, thay vì phải tạo ra nhu cầu mới và chờ đợi thị trường tiếp nhận như Startup truyền thống.

Mục đích: Trường phái khởi nghiệp hiện đại này an toàn hơn, giúp rút ngắn thời gian có được lợi nhuận từ đó cắt giảm các chi phí vận hành. Vì khả năng cân đối được bài toán chi phí trong khi gia tăng tỷ lệ thành công nên lean startup được xem là làn sóng mới trong khởi nghiệp.

Trong khởi nghiệp tinh gọn, các doanh nghiệp tập trung vào các phần mềm và công cụ để nhanh chóng xác định thị trường tiềm năng và khách hàng mục tiêu, đánh giá sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ, và tiếp tục thay đổi và phát triển sản phẩm để tối ưu hóa giá trị cung cấp cho khách hàng.

Cách ứng dụng “khởi nghiệp tinh gọn”

Hiểu được mục đích của “khởi nghiệp tinh gọn”, vậy làm sao để ứng dụng chiến lược này vào công việc kinh doanh bền vững, giúp bạn tìm hiểu và xác định khách hàng có nhu cầu về sản phẩm/ dịch vụ của bạn không?

Cách nhanh chóng và dễ dàng nhất để nhận được phản hồi chân thực về ý tưởng của bạn là tạo ra một phiên bản tối giản của sản phẩm

Sản phẩm khả dụng tối thiểu (Minimal Viable Product – MVP) này nên đơn giản hết mức có thể, mục đích để cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm thực tế về cách mà sản phẩm hoạt động, sau đó, thu được phản hồi về sản phẩm từ họ.

Minimal Viable Product – MVP

MVP có thể là một mẫu thử nghiệm hết sức cơ bản của sản phẩm, nhằm kiểm tra thử nhu cầu của khách hàng. Ví dụ, đăng lên website/ mạng xã hội hình ảnh sản phẩm quần áo, giày dép, nước hoa,… mà bạn định kinh doanh mặc (dù bạn chưa lấy hàng về) để dự đoán được khả năng bán được hàng.

Thêm một ví dụ nữa về những người sáng lập Dropbox. Họ biết rằng việc phát triển từ ý tưởng thành sản phẩm sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian, vì thế, để kiểm chứng giả thuyết rằng mọi người đang có nhu cầu về một dịch vụ đồng bộ hoá dữ liệu mới mẻ và thân thiện với người dùng hay không. Họ chọn một cách đơn giản và sáng tạo: dựng một đoạn video trình bày ý tưởng.

Các nhà sáng lập giả định rằng thị trường đang có nhu cầu, và họ đã đúng: trong vòng một đêm, 75,000 người đã đăng ký vào danh sách chờ, và nhóm Dropbox kết luận rằng họ đã đi đúng hướng. Như vậy, họ có thể tự tin bắt đầu phát triển sản phẩm chính thức.

(Sưu tầm)

Kết luận, các Startups nên tìm hiểu xem thị trường mình định vào đang thực sự có nhu cầu về sản phẩm của mình hay không, trước khi bắt đầu xây dựng nó.

3 nguyên tắc chính của phương pháp “Khởi nghiệp tinh gọn”

Đầu tiên, thay vì tập trung hoàn thiện bản kế hoạch hay nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới hoàn hảo nhất như cách các Startup truyền thống thường làm, thì các nhà khởi nghiệp nên cho ra sản phẩm khả dụng tối thiểu nhất (Minium Viable Product).  

Thứ hai, xem đánh giá của khách hàng về sản phẩm đó, chính những phản hồi sẽ giúp doanh nghiệp biết mình cần cải tiếp hay thay đổi gì ở sản phẩm để phù hợp nhất với nhu cầu khách hàng.

Thứ ba, “tập làm quen” bỏ đi cái Tôi hay tâm lý “sĩ diện”. Bước sơ khởi lúc nào cũng có những thách thức, thay vì cố gắng giải quyết những thứ không liên quan, nên tập trung làm những việc bổ trợ và hữu ích cho công ty mình mà không “sĩ diện”.

“Khởi nghiệp tinh gọn” là một công cụ rất hiệu quả và được bảo chứng bởi nhiều thành công ở các nước trên thế giới. Với những ai đang có ý định khởi nghiệp với nguồn vốn không thực sự lớn, thì đây là công cụ thực sự rất đáng tham khảo và sử dụng. Nó sẽ giúp công ty khởi nghiệp tránh được nhiều lỗi lầm kinh điển và là đòn bẩy tốt để công ty có thể nhanh chóng triển khai ý tưởng của mình một cách hiệu quả trong giai đoạn mở đầu.

(Theo Harvard Business Review)

Nên khởi nghiệp hay đi làm thuê?

Quay lại với câu chuyện khởi nghiệp.

Với tuổi trẻ đầy đam mê và nhiệt huyết, “khởi nghiệp” nghe rất hay, ít nhất một lần bạn đã nghĩ đến việc khởi nghiệp (tự kinh doanh) thay vì tiếp tục đi làm thuê cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công khi khởi nghiệp (có đến 80% doanh nghiệp Startups thất bại). Thậm chí, nhiều người còn nhận thất bại từ lần này đến lần khác. Đứng trước ngưỡng tuổi đôi ba mươi, việc lựa chọn nên khởi nghiệp hay làm thuê là điều vô cùng khó khăn. Hãy cùng tìm hiểu ưu nhược điểm của “khởi nghiệp” và “đi làm thuê” là gì để đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp cho mình, bạn nhé!

Khởi nghiệp hay đi làm thuê?

Ưu nhược điểm của khởi nghiệp

Ưu – nhược điểm của khởi nghiệp

Ưu điểm của khởi nghiệp

Thu nhập hấp dẫn

Thu nhập của bạn trong hoạt động khởi nghiệp là doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu bạn khởi nghiệp thành công sẽ tạo ra công việc và thu nhập cực kỳ hấp dẫn.

Được sống và làm việc cho đam mê/ lĩnh vực kinh doanh mình yêu thích

Khi khởi nghiệp, chúng ta sẽ được sống và làm việc với đam mê. Chỉ khi được làm những việc mình yêu thích thì sự nhiệt huyết mới chạm đến mốc tối đa, thúc đẩy công việc đạt hiệu quả cao.

Sự thoải mái và linh hoạt

Không chỉ tự làm chủ tài chính, khởi nghiệp còn cho phép bạn linh hoạt, thoải mái về phương thức vận hành công việc/ dự án, thời gian, địa điểm,… Tất cả bạn đều có thể tự lên kế hoạch, miễn đáp ứng được hiệu quả công việc và vận hành doanh nghiệp được tối ưu.

Phát triển bản thân toàn diện với nhiều kỹ năng

Khởi nghiệp còn giúp người trẻ học được nhiều kỹ năng, kinh nghiệm trong kinh doanh, một lĩnh vực cụ thể nào đó. Việc khởi nghiệp sẽ giúp người trẻ rèn luyện được tính kiên nhẫn, kiên trì theo đuổi mục tiêu và nhiều phát triển năng lực.

Nhược điểm của khởi nghiệp

Chi phí vốn

Áp lực tài chính khi khởi nghiệp là rất lớn. Điều này vô tình tạo ra áp lực đáng kể khi tự làm chủ và điều hành doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa bạn sẽ phải là người tìm nguồn vốn đầu vào, thuyết phục khách hàng, đảm bảo doanh số, thậm chí chấp nhận chịu thua lỗ nếu khởi nghiệp thất bại…

Áp lực

Tự khởi nghiệp kinh doanh đồng nghĩa với bạn sẽ rất bận rộn, tốn nhiều thời gian cho công việc so với bình thường khi đi làm thuê, vì số lượng đầu việc mà người khởi nghiệp cần thực hiện là rất lớn. Điều này đòi hỏi người khởi nghiệp cần mạnh mẽ và cân bằng tốt cuộc sống – công việc, vừa đảm bảo cho sức khỏe, vừa đảm bảo hiệu quả cho công việc.

Sự sáng tạo và đổi mới liên tục

Khi khởi nghiệp, bạn sẽ phải đối đầu với nhiều đối thủ trên thương trường. Do đó, nếu không có đột phá, không mới mẻ, sản phẩm không thu hút sẽ khó thành công. Vì vậy, bạn cần có ý tưởng cũng như đổi mới, cập nhật và phát triển liên tục.

Ưu nhược điểm của làm thuê

Ưu – nhược điểm của làm thuê

Ưu điểm của làm thuê

Thu nhập ổn định

Tính ổn định là lợi thế lớn nhất của việc làm thuê. Bạn sẽ không cần phải quan tâm hoạt động của doanh nghiệp thế nào, lợi nhuận ra sao. Việc bạn cần chỉ là hoàn thành công việc của mình và nhận lượng thỏa thuận mỗi tháng.

Cân bằng cuộc sống

Do không cần vận hành doanh nghiệp tất cả các khâu và đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp, bạn sẽ không quá bận rộn hay áp lực. Vì vậy, bạn sẽ có nhiều thời gian để làm các công việc khác như giải trí, vui chơi, chăm sóc gia đình. 

Trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm

Việc đi làm thuê cũng sẽ giúp ích cho các bạn (đặc biệt là các bạn trẻ) học hỏi được nhiều kiến thức chuyên ngành, kỹ năng làm việc và trau dồi kinh nghiệm cần thiết khi trải qua quá trình được đào tạo, tiếp thu từ các anh chị đồng nghiệp, sếp của doanh nghiệp bạn. Đây có thể xem là nền tảng hữu ích giúp bạn tích lũy kỹ năng, kinh nghiệm cho việc khởi nghiệp sau này.

Nhược điểm của làm thuê

Thu nhập thấp hơn tự kinh doanh

Làm thuê với mức lương ổn định đồng nghĩa với việc bạn sẽ khó đạt được sự tự do tài chính. Hoặc là mức lương của bạn phải rất cao ở cấp bậc quản lý, hoặc làm việc cho một công ty nước ngoài/ tập đoàn đa quốc gia lớn… và sự cạnh tranh, áp lực khi làm tại những nơi này là không hề nhỏ. Nếu không, bạn phải chọn làm thêm một nghề tay trái để gia tăng thu nhập cho bản thân.

Gò bó về nhiều mặt

Làm thuê cho doanh nghiệp nghĩa là bạn phải tuân thủ các quy định về thời gian làm việc 8 tiếng/ ngày, bên cạnh các quy tắc khác về công việc. Đi làm thuê cho người khác, bạn cũng sẽ phải chịu trách nhiệm về KPI, doanh số… Bạn cần đáp ứng yêu cầu đặt ra, đảm bảo chất lượng công việc.

Làm không đúng ngành mình yêu thích

Làm thuê cho doanh nghiệp không cho bạn nhiều lựa chọn về việc được làm những công việc mình yêu thích. Làm việc đúng chuyên ngành học, làm việc cho doanh nghiệp lớn,… chưa hẳn là sở thích và đam mê của bạn. Nhiều bạn trẻ sau tốt nghiệp, thậm chí sau đi làm vài năm mới nhận ra được đam mê của bản thân. Vì sự ổn định thu nhập và không thích rủi ro cao, nhiều bạn trẻ chọn gắn bó làm thuê cho doanh nghiệp thay vì tự ra kinh doanh riêng.

Lời khuyên

Hãy khởi nghiệp khi: 

  • Bạn đã có sẵn một số vốn trong tay. 
  • Có sự hiểu biết, đam mê, yêu thích và nhiệt huyết với một sản phẩm, lĩnh vực nào đó. 
  • Sẵn sàng đầu tư thời gian, tiền bạc và sức khỏe cho dự định, kế hoạch khởi nghiệp. 
  • Muốn thử thách bản thân ở một vai trò mới, với nhiều trách nhiệm hơn. 

Hãy làm thuê khi: 

  • Bạn ưu tiên sự ổn định hơn là bứt phá trong công việc và cuộc sống. 
  • Bạn chưa sẵn sàng về nguồn vốn, kiến thức và các kỹ năng liên quan. 
  • Kinh nghiệm làm việc chưa đủ, chưa là chuyên gia của một lĩnh vực. 
  • Không tự tin vào khả năng và bản lĩnh lãnh đạo của mình. 

Bên cạnh khởi nghiệp và làm thuê, đầu tư cũng là lựa chọn giới trẻ nên cân nhắc. Ngày nay, có rất nhiều kênh đầu tư bạn có thể bỏ tiền như: chứng khoán, bất động sản, vàng. Hãy tìm hiểu và đưa ra lựa chọn thông minh nhất nhé.

Giải pháp văn phòng tối ưu chi phí cho doanh nghiệp trẻ Startups

Đồng hành cùng quá trình khởi nghiệp của các doanh nghiệp trẻ (Startup), 𝐖𝐢𝐧𝐏𝐥𝐚𝐜𝐞 chúng tôi sẵn sàng 𝒄𝒖𝒏𝒈 𝒄𝒂̂́𝒑 𝒄𝒂́𝒄 𝒈𝒐́𝒊 𝒅𝒊̣𝒄𝒉 𝒗𝒖̣ 𝒗𝒂̆𝒏 𝒑𝒉𝒐̀𝒏𝒈 𝒖𝒚 𝒕𝒊́𝒏, 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̂𝒏 𝒏𝒈𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑, đặc biệt là giá cả vô cùng hợp lý ngay tại trung tâm Quận 1, giúp doanh nghiệp bạn tối ưu hóa chi phí và tập trung vận hành doanh nghiệp hiệu quả hơn với các dịch vụ:

Giải pháp văn phòng cho doanh nghiệp Startup

Trên đây là gợi ý và lời khuyên trong việc lựa chọn nên khởi nghiệp hay làm thuê. Mong rằng các bạn trẻ sẽ đưa ra được lựa chọn phù hợp nhất với mong muốn của bản thân. Hãy tiếp tục đón đọc những kiến thức hữu ích khác cùng WinPlace bạn nhé.

WinPlace là sự lựa chọn về văn phòng ảo Quận 1 của hàng trăm doanh nghiệp với sản phẩm chất lượng, dịch vụ chuyên nghiệp, thương hiệu uy tín và giá cả hợp lý.

Liên hệ ngay hotline 0976 312 066 để được đội ngũ WinPlace tư vấn nhiệt tình hoặc để lại thông tin tại mẫu điền thông tin trên website để được hỗ trợ nhanh chóng.

Thông tin liên hệ

WinPlace Coworking Space

  • Tầng 12, Citilight Tower
  • 45 Võ Thị Sáu, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0976 312 066  – 0938 80 90 70
  • Fax: (028) 730 720 68
  • Email: info@winplace.com.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *